Magnesium hydroxide
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Magnesium hydroxide (Magnesi hydroxyd)
Loại thuốc
Kháng acid; nhuận tràng.
Dạng thuốc và hàm lượng
Hỗn dịch: 40 mg/ml, 800 mg/ml, 1,2 g/ml.
Viên nén: 300 mg, 600 mg.
Dược động học:
Hấp thu
Thuốc bắt đầu tác dụng ngay khi đói, thuốc tác dụng kéo dài trong khoảng 30 ± 10 phút. Nếu uống vào bữa ăn, hoặc trong vòng 1 giờ sau khi ăn, tác dụng kéo dài trong khoảng 1 - 3 giờ.
Khoảng 30% magnesi được hấp thu. Magnesi ít hòa tan trong nước, hấp thu kém so với natri bicarbonate nên không sợ gây ra nhiễm kiềm.
Ở người có chức năng thận bình thường, tích lũy một lượng nhỏ magnesi không có ảnh hưởng, nhưng ở người có suy thận, cần phải thận trọng (làm tăng magnesi huyết).
Phân bố
Không có thông tin.
Chuyển hóa
Không có thông tin.
Thải trừ
Magnesi đào thải qua thận khi chức năng thận bình thường. Phần không được hấp thu thải qua phân.
Dược lực học:
Magnesium hydroxide được dùng làm thuốc kháng acid (antacid) dịch vị, thuốc nhuận tràng và thuốc cung cấp magnesi cho cơ thể khi cơ thể thiếu (magnesi là cation nhiều thứ hai trong nội tế bào, có một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể).
Tác dụng kháng acid dịch vị của thuốc phụ thuộc vào tốc độ hoà tan của dạng bào chế, tính phản ứng với acid, tác dụng sinh lý của cation, mức độ hoà tan trong nước, có hoặc không có thức ăn trong dạ dày. Magnesium hydroxide không hoà tan trong nước nhiều.
Vì tính hoà tan của magnesium hydroxide thấp, nên tất cả lượng magnesium hydroxide đã hoà tan trong nước sẽ phân ly. Do sự phân ly này hoàn toàn nên magnesium hydroxide được coi là một chất kiềm (base) mạnh. Magnesium hydroxide được hấp thụ chậm nên tác dụng trung hoà acid dịch vị kéo dài.
Riêng sự hiện diện thức ăn trong dạ dày cũng đã nâng pH dịch vị lên khoảng 5 trong khoảng 1 giờ và kéo dài tác dụng trung hoà acid của thuốc trong khoảng 2 giờ, pH > 4 ức chế hoạt tính trên protein của pepsin. Sự kiềm hoá các chất chứa trong dạ dày làm tăng nhu động dạ dày thông qua tác dụng của gastrin.
Muối magnesi còn làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột, kích thích giải phóng cholecystokin nên ngăn ruột hấp thu để giữ nước và điện giải, kích thích nhu động ruột. Chính vì tác dụng này nên muối magnesi thường được kết hợp với muối nhôm trong thuốc chống acid dịch vị để điều chỉnh nhu động ruột, làm giảm bớt táo bón gây ra do cation nhôm.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Chlorzoxazone
Loại thuốc
Thuốc giãn cơ xương tác động trung tâm.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Viên nén 250mg, 375mg, 500mg, 750mg.
- Chlorzoxazone hiện đã ngừng sản xuất và lưu hành ở Mĩ.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Droperidol
Loại thuốc
Thuốc giải lo âu, an thần, gây ngủ (Dẫn xuất butyrophenone).
Dạng thuốc và hàm lượng
Droperidol 2,5 mg/ml, dung dịch pha tiêm.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Attapulgite (atapulgit)
Loại thuốc
Chất hấp phụ chống tiêu chảy
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 600 mg, 630 mg, 750 mg; viên nén nhai: 1500 mg
Gói bột 3 g attapulgite hoạt hóa pha dung dịch uống
Hỗn dịch uống: 600 mg trong 15 ml, 750 mg trong 15 ml
Sản phẩm liên quan










